Chọn phương án bảo vệ ban công?

Ngày tạo: 23/02/2020

Lắp khung sắt chuồng cọp, dựng khung nhôm kính hay lưới an toàn ban công...là cách nhiều gia đình Việt Nam sử dụng nhằm giữ an toàn cho con.

Khoảng 8h sáng 18/6/2014, một bé L. (7 tuổi) bất ngờ rơi từ cửa sổ tầng 4 tòa nhà CT3 KĐT Văn Khê (Hà Đông, Hà Nội) xuống đất và bất tỉnh. Ngay sau đó, người dân quanh khu vực đã đưa nạn nhân đi cấp cứu. Được biết, cháu bé tên L., quê ở Nghệ An lên chơi cùng chị. Thời điểm trước khi xảy ra sự việc, chị cháu L. đã đưa một người em đi học. Bé L. ở nhà một mình và không may rơi xuống đất. Theo quan sát, các cửa sổ của tòa CT3 KĐT Văn Khê (Hà Đông, HN) đều không có chấn song bảo vệ an toàn.

Liên tiếp những tai nạn đáng tiếc

Trước đó, cũng đã có không ít vụ tai nạn thương tâm xảy ra với trẻ nhỏ từ các nhà cao tầng. Như hồi tháng 11/2012, tại chung cư Phú Mỹ Thuận (xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, TP.HCM), bé L.A (4 tuổi) bị rơi xuống từ cửa sổ tầng 15 của căn hộ. Nguyên nhân được xác định là do khi đang ngồi nghịch iPad trên ghế sofa sát cửa sổ, thấy iPad bị văng ra ngoài nên bé theo phản xạ đã nhoài người ra chụp lại rồi bị rơi xuống. Thời điểm đó, bà ngoại của bé bế em của L.A qua nhà hàng xóm, chỉ khoảng 5 phút về thì không thấy cháu đâu. Tìm khắp nơi, bà phát hiện cửa sổ phòng khách mở tung, chiếc iPad để trên bàn cũng biến mất. Nhìn qua cửa sổ xuống dưới đất, bà mới thấy cháu nằm bất động dưới đất.

Nỗi lo lớn của các bậc phụ huynh Một vụ tai nạn đáng tiếc khác xảy ra vào khoảng tháng 12/2012, khi bé Lê Minh Đ. (4 tuổi) đã không may bị rơi từ tầng 9 xuống lan can tầng 2 khu chung cư 21, khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Trước thời điểm đó, khi Đức còn ngủ, mẹ em đã đưa chị gái của em đi học, khi về không thấy con đâu, chị mới hốt hoảng gọi các phòng bên cạnh đi tìm phụ và phát hiện xác con.

Hầu hết các vụ tai nạn xảy ra với trẻ em ở nhà cao tầng như trên, là do rất nhiều các chung cư, các nhà liền kề, căn hộ cao tầng không lắp đặt lưới ban công hay có thiết bị bảo vệ ở lan can, cầu thang; cửa sổ hành lang, hoặc do lan can quá sơ sài, chưa chú ý đến vấn đề an toàn cho trẻ nhỏ.

Nhiều bậc cha mẹ sống trong các chung cư này đã tỏ ra vô cùng lo lắng. Chị Thanh – một mẹ có 2 con nhỏ hiện đang sống trên tầng 12 của một chung cư tại Hà Nội cho biết: “Các bé vốn hiếu động, hay leo trèo và rất thích nhìn qua kính cửa sổ. Mặc dù tôi luôn cẩn thận chốt chặt cửa, tuy nhiên do không có song chắn nên tôi rất lo nhỡ các cháu tự ý nghịch mở cửa sổ". Hiện tại, chị Thanh đang nghĩ đến các biện pháp “che chắn” cho khu vực nguy hiểm này.

Muôn chiêu bảo vệ con ở nhà cao tầng

Không chỉ chị Thanh mà rất nhiều bố mẹ khác sống trong nhà cao tầng cũng đang quan tâm tới các hình thức bảo vệ an toàn cho con ở khu vực ban công, cầu thang, cửa sổ,… Có rất nhiều biện pháp mà các gia đình nghĩ tới và đang cân nhắc để lựa chọn. Và để “giải tỏa” những băn khoăn của một số phụ huynh, dưới đây là một số gợi ý hữu ích:

Với ban công

Hầu hết các tòa nhà, căn hộ,... đều có ban công. Đây thậm chí là không gian vui chơi chủ yếu của các bé trong trường hợp không gian sống chật chội, thiếu sân vườn, xa công viên,... Để bé có thể thoải mái chơi đùa mà không lo bị ngã, bố mẹ có thể:

Dựng chuồng cọp, rào sắt, lắp lưới bảo vệ

Đây là những cách truyền thống nhất giúp che kín khu vực ban công, để bé có thể chơi đùa mà không sợ bị ngã xuống. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ áp dụng ở các chung cư, nhà tập thể, căn hộ cũ vì vừa có thể "cơi nới" thêm diện tích, lại giúp mẹ tận dụng được chỗ phơi đồ mà không lo quần áo hay các đồ vật khác bị bay mất. Có điều, không thể phủ nhận được rào sắt hay chuồng cọp khiến ngôi nhà bị mất đi tính thẩm mĩ "thê thảm" vì vẻ nặng nề của nó. Hơn nữa, nếu rào sắt gia cố không kĩ càng có thể khiến bé bị trầy xước chân tay khi va phải; đặc biệt là nó gây cản trở cực lớn trong trường hợp nhà bị cháy, nổ, bởi vòi cứu hỏa sẽ rất khó để kéo vào được.

Lồng kính Hơn nữa, theo chị Hòa (tập thể X. – Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, khu nhà chị đang sống đã xây dựng từ rất lâu theo kiểu cũ, nên hành lang rất thấp, khu vực ban công trống trải và dễ gây nguy hiểm cho các bé. Tất cả các hộ dân ở đây đều có ý định dựng thêm rào sắt, hoặc có nhà làm hẳn chuồng cọp để các con được an toàn. Thế nhưng rào vừa dựng lên thì lập tức phải gỡ bỏ; vì theo quy định của chính quyền, việc này không được phép do làm mất mĩ quan của khu phổ. “Hiện tại chúng tôi đang rất băn khoăn và đau đầu, vì không biết làm thế nào để che kín những nơi nguy hiểm đó, và có thể yên tâm hơn khi bọn trẻ chơi ngoài hành lang” – chị Hòa cho biết.

Tuy tính thẩm mĩ được cải thiện đáng kể so với rào sắt, nhưng biện pháp này không hẳn là phù hợp với tất cả các căn nhà. Vả lại, nhiều người tỏ ra ái ngại vì sự bí bách khi nhà mình bị bịt kín như vậy. Một vấn đề nữa là chi phí cho việc ốp kính cũng không hề rẻ chút nào.

Lưới an toàn ban công 

Nếu mẹ sống trong nhà cao tầng, có ban công, thì lưới an toàn là phương án khả thi nhất để con khỏi bị rơi từ trên cao xuống mà ít ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh quan. So với việc làm khung sắt hay chuồng cọp, thì lưới an toàn mang tính thẩm mĩ hơn và cũng thoáng hơn so với lắp kính. Tuy nhiên, chi phí để lắp lưới an toàn có phần “nhỉnh” hơn so với các phương án khác. Tùy vào điều kiện cụ thể, mẹ có thể chọn loại lưới phù hợp. Hiện nay, giá lưới an toàn trên thị trường dao động trong khoảng 300 ngàn một mét vuông, cao hoặc thấp hơn tùy loại, tùy hãng. Các mẹ cũng cần lưu ý đến việc sẵn sàng kìm bấm cáp, phòng các trường hợp cháy nổ.

Với cầu thang

Tùy vào điều kiện cụ thể của ngôi nhà, các mẹ có thể để lựa chọn, hoặc đưa ra những phương án bảo vệ hữu hiệu hơn dành cho ban công. Ngoài ra, để tránh cho bé bị rơi từ trên cao, các mẹ cũng đừng quên bảo vệ cho khu vực cầu thang (nếu nơi gia đình bé sống sử dụng thang bộ). Tương tự như với ban công, bố mẹ có thể dùng lưới an toàn cho cầu thang (lưới cáp, lưới dù) hoặc đóng rào gỗ, rào sắt,... Chủ yếu là để phù hợp và không làm mất tính thẩm mĩ của căn hộ. Đặc biệt là khi sử dụng bất cứ biện pháp nào, mẹ cũng đừng quên mục đích lớn nhất là đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con. Vì thế, cần tránh gây ra các tai nạn kéo theo từ chính các thiết bị bảo vệ này. Bởi nhiều trường hợp gia đình lắp rào sắt, rào gỗ bảo vệ cầu thang nhưng lại khiến bé bị thương vì độ sắc, nhọn của các thanh chắn.

Với cửa sổ Bố mẹ cũng đừng quên chắn cầu thang nếu bé chưa thể tự đi một mình được, bằng cách đơn giản là gắn thêm rào chắn gỗ hoặc lưới an toàn cửa sổ. Như thế bé sẽ không bị ngã và lăn khỏi cầu thang. Tuy nhiên, cửa chắn cầu thang cần có độ cao hợp lí nếu bố mẹ không muốn tác dụng ngược lại.

Hiện nay, có rất nhiều các chung cư mà cửa sổ phòng ở và cửa sổ hành lang không hề có song bảo vệ. Đây lại là nơi mà các bé thích rướn người hay trèo lên để nhìn ra bên ngoài. Vì thế, quá là nguy hiểm nếu chẳng may con ngã nhào xuống. Đó là lí do mà các bố, mẹ phải đặc biệt lưu ý nên lắp song cho cửa sổ, hoặc có thể sử dụng lưới bên ngoài giúp bé không bị rơi trong trường hợp con trèo lên và trượt chân.

Lưu ý: Bố mẹ cũng nên sắp xếp đồ đạc trong nhà hợp lý. Trong trường hợp có con nhỏ, hãy tránh để ghế, bàn hay các đồ vật có dạng như một chiếc kệ gần cửa sổ, lan can khiến bé có thể trèo lên được, để phòng trường hợp con ngã ra ngoài.

Theo: http://m.vietnamnet.vn